Khám phá lịch âm dưới góc nhìn khoa học không phải ai cũng biết

Ngày đăng: 22/03/2021 / Lượt xem: 566

Ngày nay, lịch dương được sử dụng chủ yếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam để phù hợp với quy chuẩn quốc tế. Tuy nhiên lịch âm vẫn được dùng trong những ngày lễ hay sự kiện quan trọng, có tính linh thiêng. Và ít người biết rằng, lịch âm ra đời cũng dựa trên những tương quan về khoa học đấy.

Lịch âm ra đời dựa vào những khám phá từ thiên văn học

Nhiều người vẫn luôn cho rằng lịch âm được xây dựng dựa trên những tư tưởng mang tính tâm linh của người phương Đông. Bởi lẽ ngày Tết, ngày giỗ, ngày mấy hay những sự mang tính truyền thống như hội hè,... đều sử dụng ngày âm. Tuy nhiên trên thực tế, lịch âm cũng giống như lịch dương, đều ra đời dựa vào những nghiên cứu khoa học cụ thể. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản nhất về lịch âm dưới góc độ khoa học bạn có thể nghiên cứu tìm hiểu thêm:

data/admin/2021/3/Chuyen-doi-ngay-duong-sang-ngay-am-don-gian-voi-Lich-am-365-min.jpg Chuyển đổi ngày dương sang ngày âm đơn giản với Lịch âm 365

Xuất phát từ chu kỳ chuyển động của mặt trăng

Cùng là lịch ra đời dựa vào nghiên cứu khoa học, sự vận động của vũ trụ nhưng nền tảng nghiên cứu của lịch âm và dương lại khác nhau hoàn toàn. Theo đó, nếu như lịch dương dựa vào sự quay quanh mặt trời của trái đất thì lịch âm lại dựa vào chu kỳ chuyển động của mặt trăng.

Theo các nhà chiêm tinh, trung bình một chuyển động vòng quanh của mặt trăng xung quanh trái đất sẽ kéo dài trong khoảng 27,23 ngày. Nhưng vì trái đất cũng có quỹ đạo riêng và chuyển động xung quanh mặt trời nên khoảng thời gian của mặt trăng sẽ kéo dài hơn là 29,53 ngày, gọi là tuần trăng.

Theo quan niệm của người phương Đông, cứ 12 tuần trăng thì sẽ là một mùa thời tiết, dựa vào đó để canh tác nông nghiệp. Tuần trăng tương đương với 1 tháng và 12 tuần trăng sẽ là 1 năm. Tuy nhiên so với lịch dương có thể thấy tính theo tuần trăng sẽ bị thiếu ngày. Vì thế, cứ 3 năm sẽ có 1 tháng bù vào khoảng thời gian thiếu, gọi là năm nhuận.

data/admin/2021/3/Lich-am-xuat-phat-tu-chu-ky-chuyen-dong-cua-mat-trang-min.jpg Lịch âm xuất phát từ chu kỳ chuyển động của mặt trăng

Sự ra đời của Ngũ hành, yếu tố tử vi khi tính trong lịch âm

Cách tính lịch âm xuất hiện từ khá lâu, ngay từ khi chưa thể phát hiện được các ngôi sao tồn tại như một thiên thể ngoài không gian. Bằng quan sát trực quan, người xưa thấy rằng trên bầu trời có 5 đốm sáng đứng yên nên gọi chúng là ngũ hành tinh. Tên gọi của những vì sao này ứng với 5 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Đặc biệt, bằng những kiến thức khoa học từ thời nguyên sơ, người phương Đông đã nhận thấy sự di chuyển của ngũ hành tình này đồng thuận với sự chuyển động của chu kỳ mặt trăng. Theo đó, mỗi hành tinh đều có chu kì riêng và chúng sẽ trở lại vị trí ban đầu khi hết một chu kỳ.

Chu kỳ lớn nhất là của sao Mộc, dài khoảng 12 năm và tương ứng với đúng tuần trăng trung bình. Do đó, dựa vào ngũ hành, người phương Đông bắt đầu nghiên cứu sâu vào tử vi, đồng thời đặt tên ra 12 chi, dựa vào đó để phỏng đoán cuộc đời, tính cách và con đường công danh sự nghiệp của mỗi người.

Như vậy có thể thể thấy từ những nền tảng khoa học ban đầu, người phương Đông đã có thể phác họa ra quy luật tự nhiên của vũ trụ và xây dựng lên lịch âm. Đồng thời cũng có thể dựa vào đây để phán đoán tử vi của con người.

data/admin/2021/3/Su-ra-doi-cua-Ngu-hanh-yeu-to-tu-vi-khi-tinh-trong-lich-am-min.jpg Sự ra đời của Ngũ hành, yếu tố tử vi khi tính trong lịch âm

Can và Chi trong lịch âm

Can và Chi ra đời dựa vào chu kỳ của ngũ hành tinh khi chuyển động. Với tổng chu kỳ 10 năm, chúng sẽ lần lượt tương tứng với 10 can và chi sẽ là 12. Ngày nay, nhiều người vẫn thường cho rằng Can - Chi xuất phát từ mê tín, tâm linh của người xưa. Vậy nhưng sự thật là chúng hình thành từ việc quan sát thiên văn thực tiễn.

Với mỗi một năm âm lịch, chúng sẽ có 1 can và 1 chi. Điều này cứ luân phiên như vậy và đến 60 năm sau, chúng mới lặp lại can và chi lúc ban đầu. Do đó, với người phương Đông, sẽ có tới 60 năm Tết là không trùng lặp nhau.

Điều gì khiến lịch âm trở nên hạn chế hơn so với lịch dương?

Mặc dù lịch âm có giá trị nghiên cứu to lớn và sở hữu cơ sở khoa học rõ ràng nhưng ngày nay, toàn thế giới vẫn lấy lịch dương làm tiêu chuẩn. Điều này khiến không ít người tự hỏi vì sao lịch âm lại hạn chế hơn lịch dương?

Đối chiếu lịch âm, 12 tuần trăng sẽ có thời gian ngắn hơn thời gian trái đất quay quanh quỹ đạo là 10 ngày, điều này khiến việc phản ánh thời tiết dễ sai lệch hơn. Chưa kể, việc dựa vào lịch âm để canh tác chỉ đúng với 1 số khu vực nhất định, thiếu tính tổng thể trên toàn cầu, do đó, việc sử dụng lịch dương sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

data/admin/2021/3/ngay-tot-se-dem-lai-nang-luong-tich-cuc-va-may-man-cho-gia-chu-min.jpg Điều gì khiến lịch âm trở nên hạn chế hơn so với lịch dương?

Có thể thấy, không chỉ ở Việt Nam mà người phương Đông nói chung cũng có sự kết hợp hết sức hài hòa giữa lịch âm và dương. Từ đó đảm bảo được sự đồng nhất chung với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng. Đồng thời cũng khẳng định được sự ra đời của lịch âm là dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng, có kiểm chứng.